Quy Trình Sản Xuất Tấm Ốp Nhôm Tổ Ong Bạn Đã Biết?

  1. Ngày đăng: 11-04-2025
  2. Lượt xem: 7

Trong tự nhiên không có kết cấu nào vượt qua tổ ong về sự cân bằng giữa trọng lượng nhẹ và khả năng chịu lực tối ưu. Đó cũng là nguồn cảm hứng cho sự ra đời của tấm ốp nhôm tổ ong, 1 trong những dòng vật liệu ốp hiện đại nhất hiện nay. Phía sau vẻ ngoài mỏng nhẹ và tinh tế ấy là cả một quy trình sản xuất khắt khe, chính xác đến từng chi tiết. Nếu bạn từng thắc mắc điều gì làm nên độ bền kỳ lạ của loại vật liệu này thì hãy cũng Hòa Mập tìm hiểu với những thông tin dưới đây.

 


 

Cấu tạo của tấm ốp nhôm tổ ong

1. Cấu tạo

Khi nhắc đến tấm nhôm tổ ong dùng cho mặt dựng hay tường rèm, yếu tố quyết định không chỉ nằm ở phần lõi chịu lực, mà còn ở lớp áo ngoài, lớp phủ bảo vệ và hoàn thiện bề mặt. Trong đó, lớp phủ PVDF (Polyvinylidene Fluoride) được xem là lá chắn bền bỉ nhất hiện nay. Khác với các phương pháp sơn truyền thống thường dễ loang màu hoặc để lại vết sần li ti trên bề mặt, PVDF được cán sẵn 1 lần duy nhất ngay tại nhà máy. Điều đó giúp kiểm soát gần như tuyệt đối về độ đều màu, độ mịn và độ bóng.

2. Chất lượng

Chất lượng của lớp sơn này không chỉ nằm ở kỹ thuật phủ mà còn ở chính cấu trúc hóa học của nó. Với hàm lượng nhựa fluorocarbon như Kynar500 hoặc Hylar5000 chiếm đến trên 70%, lớp PVDF sở hữu độ bền phân tử cực kỳ ổn định điều mà không nhiều dòng sơn kiến trúc khác làm được. Điều đó giúp các công trình sát vùng biển nồng muối hay phải đối mặt với cường độ tia cực tím cao quanh năm, vẫn sẽ giữ được màu sắc và độ bóng của tấm nhôm y như ban đầu sau hàng chục năm sử dụng.
 


 

Một lợi thế không nhỏ khác của lớp phủ PVDF là khả năng kháng hóa chất và chống bám bụi cực kỳ tốt. Không bị bong tróc, không phấn hóa, không nứt chân chim, lớp phủ này giống như 1 lớp giáp kiên cố bên ngoài tấm nhôm cách nhiệt, nhưng vẫn tinh tế góp phần tô điểm thêm sự sang trọng và bền vững cho toàn bộ công trình.

Quy trình sản xuất tấm ốp nhôm tổ ong

1. Trải phẳng lõi

- Lõi tấm ốp nhôm tổ ong được kéo giãn và san bằng bằng phương pháp ép lạnh trong hơn 4 giờ.

- Áp suất ép dao động từ 10 đến 25 tấn để đảm bảo cấu trúc ổn định, không biến dạng.
 


 

2. Chuẩn bị keo dán

- Hỗn hợp keo gồm hai thành phần: chất chính và chất đóng rắn, được pha trộn theo tỷ lệ 4:1.

- Keo cần được khuấy đều để đảm bảo tính kết dính ổn định cho tấm ốp nhôm tổ ong khi sử dụng.

3. Chuẩn bị máy ép

- Điều chỉnh độ cao máy ép phù hợp với chiều cao vật liệu tấm ốp nhôm tổ ong.

- Gài chốt an toàn để cố định máy trước khi ép.
 

 

4. Dán lớp đáy

- Đặt  mặt dưới tấm ốp nhôm tổ ong lên bàn dán hoặc bàn làm việc, chú ý cần sạch sẽ không dính tạp chất.

- Nếu có keo dính lên bề mặt, cần lau sạch ngay để tránh ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

5. Ghép tổ ong và lớp nhôm

- Đặt tấm nhôm tổ ong đã dán keo vào khay ép hoặc giữa bàn ép nguội.

- Đặt lõi tổ ong đã mở rộng lên bề mặt nhôm, canh chỉnh để lõi phủ đều toàn bộ tấm.

- Đảm bảo lõi tổ ong có kích thước lớn hơn tấm nhôm để hỗ trợ lực ép đều.
 

 

6. Lặp lại lớp thứ hai

Lặp lại các bước trên cho lớp tấm ốp nhôm tổ ong tiếp theo, sau đó lật lên phần lõi vừa đặt để tạo thành kết cấu 3 lớp.

7. Tiếp tục xếp lớp
 

- Tiếp tục lặp lại quy trình dán và lắp ghép cho các tấm ốp nhôm tổ ong tiếp theo.

- Trong suốt quá trình xếp chồng, cần đảm bảo các tấm nhôm được giữ vuông góc với mặt sàn để tránh lệch cấu trúc.
 

 

8. Ép nguội hoàn chỉnh
 

- Số lượng tấm ốp nhôm tổ ong trong mỗi lần ép không vượt quá 40 lớp để đảm bảo lực ép phân bố đều.

- Thời gian ép lạnh phụ thuộc nhiệt độ môi trường: Từ 4 đến 5 giờ nếu nhiệt độ phòng trên 15°C. Từ 6 đến 8 giờ nếu nhiệt độ dưới 15°C.

- Áp suất ép duy trì trong khoảng 15 đến 25 tấn.

Điểm đáng chú ý là trong suốt quy trình yếu tố đồng nhất và độ chính xác luôn được ưu tiên hàng đầu. Một sai lệch nhỏ trong quá trình ép nhiệt cũng có thể khiến toàn bộ tấm ốp không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.
 


 

>>Xem thêm:" Tủ Bếp Nhôm Tổ Ong - Sự Sáng Tạo Trong Cấu Tạo "

Tấm ốp nhôm tổ ong trong công trình thực tế

1. Trong kiến trúc hiện đại

trọng lượng chỉ bằng khoảng 1/5 so với bê tông ốp mặt ngoài, tấm nhôm tổ ong cho phép thi công trên diện rộng mà không cần gia cố thêm các hệ đỡ phức tạp. Lớp phủ PVDF bên ngoài không chỉ giúp công trình giữ được sắc màu bền bỉ suốt 20 năm, mà còn chống chịu tốt trước tác động của thời tiết và môi trường đô thị khắc nghiệt.
 


 

2. Các công trình công cộng

Tấm nhôm tổ ong còn được ứng dụng phổ biến trong các công trình công cộng như sân bay, trung tâm hội nghị và showroom cao cấp. Tính đồng đều về mặt phẳng, khả năng phản xạ ánh sáng tốt và dễ dàng tạo hình giúp chúng trở thành vật liệu lý tưởng để ốp trần, vách ngăn hay các bề mặt lớn đòi hỏi độ hoàn thiện cao. 
 


 

3. Lĩnh vực nội thất cao cấp

Nhờ khả năng chống cháy, dễ gia công và trọng lượng nhẹ, tấm ốp nhôm tổ ong được ứng dụng để chế tạo bàn họp, vách ngăn hay hệ tủ treo trong các văn phòng và khách sạn hiện đại. 
 


 

Mong rằng với những thông tin Hòa Mập đã chia sẻ phía trên đã giúp bạn hiểu được quy trình sản xuất của tấm ốp nhôm tổ ong. Đây là sự giao thoa giữa kỹ thuật và thẩm mỹ,  sản phẩm này không còn là lớp vỏ bọc cho công trình nữa mà là phần hồn cho không gian sống của thế hệ mới.

Nếu bạn để tâm đến sản phẩm xu hướng này hãy liên hệ ngay với Hòa Mập!

Bài viết khác

Giỏ hàng
Zalo
Fanpage Facebook
Youtube
Tiktok
Gmail
Back to top